The Reluctant Disciple
Making Disciples-The Same Way Jesus Christ Did: INTENTIONALLY
Môn Đồ Hóa – Theo Cùng Một Cách Mà Chúa Giê-xu Christ Đã Làm: MỘT CÁCH CÓ CHỦ ĐÍCH
The Reluctant Disciple
Môn Đồ Chưa Sẵn Sàng
Last month I wrote about two different types of reluctant people; the disciple and the disciple-maker. This month I will focus on the disciple as one who is reluctant to make disciples.
Tháng trước tôi đã viết về hai loại người chưa sẵn sàng; môn đồ và người đi môn đồ hóa. Tháng này tôi sẽ tập trung vào một loại đó là người chưa sẵn sàng để môn đồ hóa người khác.
John Mark is an excellent Biblical example of the Reluctant Disciple. His mother’s name is Mary. This is the house that Peter went to after he had miraculously been released from prison by an angel, while being chained to two soldiers (Acts 12). Knowing that many believers would be gathered at the home of Mary, Peter knew this was the place he needed to go. He wanted to make others aware that the Lord had brought him out of the prison. The author of the book of Acts makes it clear that John Mark was in the home when Peter arrived.
Giăng (cũng gọi là Mác) là một ví dụ rất phù hợp trong Kinh thánh về Môn Đồ Chưa Sẵn Sàng. Mẹ của ông tên là Ma-ri. Nhà ông là nơi mà Phi-e-rơ đã đến sau khi ông được giải cứu khỏi ngục một cách kì diệu bởi thiên sứ của Đức Chúa Trời, trong khi đang bị xiềng cùng với hai tên lính canh giữ (Công vụ các sứ đồ 12). Biết rằng có nhiều tín hữu sẽ tập trung ở nhà của Ma-ri, nên Phi-e-rơ biết đây là nơi mà ông cần đến. Ông muốn cho những người khác biết rằng Chúa đã mang ông ra khỏi tù. Tác giả sách Công vụ đã chỉ rõ rằng Giăng cũng ở nhà khi Phi-e-rơ đến.
The next mention of John Mark is in the very last verse of the same chapter, as his name is mentioned as a companion traveler with Paul and Barnabas as they were returning from having fulfilled their mission. Again, in Acts 13:5 we see that John Mark was assisting Paul and Barnabas as a fellow worker. But later in that chapter in verse 13 we learn that John Mark left the team and returned to Jerusalem.
Giăng Mác được nhắc đến một lần nữa trong câu cuối của chương này với vai trò là bạn đồng hành với Phao-lô và Ba-na-na khi họ đang trở về sau khi hoàn tất sứ mệnh được giao phó. Một lần khác, trong Công vụ 13:5, chúng ta thấy rằng Giăng Mác đang hỗ trợ Phao-lô và Ba-na-ba với vai trò một người đồng lao. Nhưng sau đó trong câu 13, chúng thấy Giăng Mác rời khỏi đội làm việc và trở về Giê-ru-sa-lem.
No reason was given for John Mark to leave the team. Could it have been a lack of confidence, an attack from Satan, or could it have been a case of being homesick? We don’t know for sure, but Paul makes it clear that he did not consider that John Mark had a valid reason for deserting the team. Paul felt so strongly about it that he even broke up the Paul and Barnabas team (Acts 15:36 -40). Paul took Silas adding Timothy to form a new team, and Barnabas took John Mark to form another team. The two teams went in different directions.
Chúng ta không biết vì lí do gì Giăng Mác rời khỏi đội làm việc. Có thể đó là sự thiếu tự tin, hay một sự tấn công từ Sa-tan, cũng có thể do ông nhớ nhà chăng? Chúng ta không biết chắc chắn, nhưng Phao-lô đã nói ra rằng Giăng Mác không có một lí do chính đáng nào khi rời bỏ đội làm việc. Phao-lô cảm nhận một cách rõ ràng về điều đó đến nỗi ông và Ba-na-ba phải phân rẽ nhau (Công vụ các sứ đồ 15:36-40). Phao-lô mang theo Si-la cùng với Ti-mô-thê để tạo thành một đội làm việc mới còn Ba-na-ba thì mang theo Giăng Mác để tạo thành một đội làm việc khác. Hai đội đi theo hai hướng khác nhau.
Eventually, John Mark not only proved himself to Barnabas, but also to Paul. In two different, subsequent New Testament passages (Colossians 4:10 and in 2 Timothy 4:11), Paul made a specific recommendation about Mark. He was to be welcomed into Christian fellowship and as someone who was very helpful in the ministry. We can be grateful that Barnabas did not give up on John Mark.
Cuối cùng, Giăng Mác đã không chỉ chứng minh bản thân với Ba-na-ba, mà còn với Phao-lô nữa. Trong hai phân đoạn Kinh thánh Tân Ước khác (Cô-lô-se 4:10 và II Ti-mô-thê 4:11), Phao-lô đã đặc biệt khen ngợi Mác. Chính ông cũng đã được chào đón trong mối thông công Cơ-đốc và như một người rất hữu ích trong chức vụ. Chúng ta có thể cảm kích vì Ba-na-ba đã không từ bỏ Giăng Mác.
We should never assume that just because a person (like John Mark) has been around other believers and involved in worship and prayer meetings, that they have been discipled to the extent of being ready to disciple others. Once we demonstrate to our disciple what it is to be a disciple-maker, and then delegate to them what it is they are to do, we must supervise what has been delegated to them. We need to ensure they understand that we want them to reproduce themselves into other believers to make more disciples. We should also never give up on someone becoming a disciple-maker, when all they may need is a little encouragement.
Chúng ta đừng bao giờ cho rằng chỉ bởi vì một người (như Giăng Mác) đã ở trong sự thông công với những tín hữu khác và tham gia những buổi thờ phượng và cầu nguyện, là họ đã được môn đồ hóa đủ để ra đi môn đồ hóa những người khác. Một khi chúng ta bày tỏ cho những môn đồ của chúng ta thế nào là trở thành một người đi môn đồ hóa và sau đó ủy thác cho họ những gì cần phải làm, chúng ta phải giám sát những gì đã ủy thác cho họ. Chúng ta cần đảm bảo rằng họ hiểu những gì chúng ta muốn họ tái sản sinh chính mình cho những tín hữu khác nhằm tạo ra thêm nhiều môn đồ nữa. Chúng ta cũng không nên từ bỏ những người đang trở thành người đi môn đồ hóa, khi tất cả những gì họ cần có thể chỉ là một mời động viên nho nhỏ.
The disciples you are training all have different life experiences and personalities. Their readiness to step out and be a disciple-maker will be different. The important thing is to not give up on them. If they demonstrate reluctance to be a disciple-maker, continue to delegate responsibility to them as they are willing.
Những môn đồ mà bạn đang huấn luyện đều có những trải nghiệm sống và tính cách khác nhau. Sự sẵn sàng của họ để bước ra và trở thành một người đi môn đồ hóa cũng sẽ khác nhau. Điều quan trọng là đừng từ bỏ họ. Nếu họ chưa sẵn sàng để trở thành một người đi môn đồ hóa, thì hãy tiếp tục ủy thác trách nhiệm cho họ khi họ sẵn lòng.