The Disciple Maker’s Role
Making Disciples-The Same Way Jesus Christ Did: INTENTIONALLY
Môn Đồ Hóa – Theo Cùng Một Cách Mà Chúa Giê-xu Christ Đã Làm: MỘT CÁCH CÓ CHỦ ĐÍCH
The Disciple Maker’s Role
Vai Trò Của Người Đào Tạo Môn Đồ
I seem to work the best when I know and understand my tasks and responsibilities. That is just how my mind works. So, with that in mind, I sat down and wrote out a job description of a disciple maker. It is my hope that this job description will be of additional help to those who have been discipled and are now seeking the courage to pursue others in order to disciple them. The role of a disciple maker is to pursue, encourage, teach and coach others in their Spiritual Journey.
Dường như với riêng tôi, tôi làm việc tốt nhất khi biết và hiểu những công việc và trách nhiệm của chính bản thân. Đó là cách mà tâm trí tôi làm việc. Vì vậy, với ý nghĩ đó, tôi ngồi xuống và viết ra bảng mô tả công việc của một người đào tạo môn đồ. Niềm hi vọng của tôi là bảng mô tả công việc này sẽ trợ giúp thêm cho những ai đã được môn đồ hóa và bây giờ đang tìm kiếm lòng can đảm để đeo đuổi những người khác với mục đích môn đồ hóa họ. Vai trò của một người đào tạo môn đồ là đeo đuổi, động viên, dạy dỗ và hướng dẫn những người khác trong Hành trình Thuộc linh của họ.
It is my experience that most of us have the hardest time with the fact that we are to pursue others; selecting someone to disciple. As I have said before, we have allowed the culture around us to make us think this is not what we should do. However, Jesus personally selected the 12 he would disciple. Once someone has accepted our invitation to be discipled and we have established this relationship; implementing a strategy of developing their Spiritual Journey will follow a pattern of how you were discipled and what you determine their Spiritual Gift(s) to be.
Kinh nghiệm của tôi cho thấy hầu hết chúng ta đều có khoảng thời gian khó khăn nhất trong thực tế là đeo đuổi những người khác; lựa chọn một ai đó để môn đồ hóa. Như tôi đã nói trước đây, chúng ta đã để văn hóa xung quanh làm cho mình suy nghĩ đeo đuổi ai đó là điều chúng ta không nên làm. Tuy nhiên, Chúa Giê-xu đã lựa chọn 12 người mà Ngài sẽ môn đồ hóa một cách cá nhân. Khi một ai đó chấp nhận lời mời của chúng ta để được môn đồ hóa và chúng ta thiết lập mối quan hệ này; triển khai thực hiện một chiến lược nhằm phát triển Hành trình Thuộc linh của họ sẽ theo kiểu mẫu như cách bạn đã được môn đồ hóa và xác định Ân tứ của họ là gì.
Last month I focused on the reluctance many young disciples have in pursuing others to train. In most cases, these young disciples do not have a lack of knowledge. They just need encouragement to take a risk and pursue someone with whom they must be open, transparent, accountable and vulnerable.
Tháng trước, tôi tập trung vào sự lưỡng lự của nhiều môn đồ trẻ đang trong kỳ huấn luyện để đi tìm những người khác. Trong hầu hết các trường hợp, những môn đồ trẻ này không thiếu kiến thức. Họ chỉ cần sự động viên để mạo hiểm và đeo đuổi những người cởi mở, minh bạch, chịu giải trình và chịu được tổn thương.
Continuing on in the process of disciple-making is the teaching aspect. In some respects, everything we do with our disciple is teaching. Remember, class was always in session when Jesus was around his disciples. However, what I am talking about here is an actual Biblical Study between you and your disciple where by you can accomplish two things: spiritual growth and accountability. As you assign them a defined Bible Study so when the two of you meet; you are able to determine your disciple’s growth and consistency in getting into the Word.
Tiếp tục trong tiến trình của việc môn đồ hóa là khía cạnh giảng dạy. Xét về một phương diện, tất cả những gì chúng ta làm với các môn đồ của mình là sự dạy dỗ. Hãy nhớ, lớp học luôn diễn ra khi Chúa Giê-xu ở cùng với các môn đồ của Ngài. Tuy nhiên, điều tôi đang nói đến ở đây là việc học Kinh thánh thực tế giữa bạn và môn đồ của bạn ở nơi bạn có thể làm tròn hai điều: sự tăng trưởng thuộc linh và trách nhiệm giải trình. Khi bạn giao trước cho họ một bài học Kinh thánh thì khi hai người gặp nhau; bạn có thể xác định sự tăng trưởng và tính nhất quán của môn đồ của bạn trong việc học Lời Chúa.
Ultimately, a good coach not only encourages and teaches, but he also delegates and corrects. To do this you need confidence. This confidence comes from having already traveled this journey of discipleship in your own life. Delegating and supervising go together (if you don’t delegate-you have nothing to correct) to develop and mature your disciple.
Cuối cùng, một sự huấn luyện viên tốt không chỉ động viên và dạy dỗ, mà còn ủy quyền và sửa sai. Để làm điều này bạn cần sự tự tin. Sự tự tin này đến từ việc đã trải qua hành trình của môn đồ hóa trong chính đời sống bạn. Ủy quyền và giám sát đi đôi với nhau (nếu bạn không ủy quyền- bạn không có gì để sửa sai cả) để phát triển và làm cho môn đồ của bạn trưởng thành.
Courageous disciple makers:
1. acknowledge their own weaknesses and deficiencies
2. see disciple making as part of the Great Commission (Matthew 28:19 – 20)
3. delegate and correct as a way to teach and coach
Những người đào tạo môn đồ can đảm:
1. Nhận biết những điểm yếu và sự thiếu sót của mình.
2. Xem việc môn đồ hóa là một phần của Đại Mạng Lệnh (Ma-thi-ơ 28:19-20)
3. Ủy quyền và sửa sai như là một cách để dạy dỗ và hướng dẫn
Disciples are not drawn to your strengths, but to your willingness to be open and honest about who you are and how you have overcome you own struggles with being a follower of Christ. The job of a disciple maker can be this simple provided we impart to our disciple what Jesus has done for us by the help of the Holy Spirit.
Các môn đồ không bị kéo đi bởi những điểm mạnh của bạn, mà là sự sẵn sàng cởi mở và thành thật với bạn về chính con người bạn và cách mà bạn vượt qua những sự tranh chiến của chính mình khi trở thành một môn đồ của Đấng Chirst. Công việc của một người đào tạo môn đồ có thể đơn giản là truyền đạt cho môn đồ của mình về những gì Chúa Giê-xu đã làm cho chính mình qua sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh.