2 Shaping the Future
Making Disciples-The Same Way Jesus Christ Did: INTENTIONALLY
Môn Đồ Hóa –Theo Cùng Một Cách Mà Chúa Giê-xu Christ Đã Làm: MỘT CÁCH CÓ CHỦ ĐÍCH
Shaping the Future
Định hình tương lai
Mentorship has figured prominently in the church since the first century. Jesus mentored the 12 disciples, and they eventually spread out over the entire world to plant churches by mentoring (discipling) new believers. Paul mentored Timothy and others as he told the young churches to put into practice what they had learned and received from him. (2 Timothy 2:2)
Môn đệ hóa đã được nhắc đến một cách rõ ràng trong hội thánh từ thế kỷ đầu tiên. Chúa Giê-xu hướng dẫn 12 môn đệ, và rồi đến lượt họ rao truyền ra toàn bộ thế giới để đi xây dựng hội thánh bằng việc chỉ dẫn (môn đệ hóa) những người mới tin khác. Phao-lơ đã nhắc đến Ti-mô-thê và những người khác khi ông nói chuyện với những hội thánh trẻ để hướng dẫn họ cần phải hành động như thế nào với những điều mà họ được học và nhận lãnh từ ông ( 2 Ti-mô-thê 2:2).
Paul traveled over Asia Minor creating second generation churches. He had been taught, affirmed and sent out by the church at Antioch to go to the Gentiles. This was totally new. Most of the original 12 were not thinking about how to accomplish world evangelization. They were thinking about sharing with only their Jewish brothers. How was Paul able to successfully reach out to a whole new people group?
Phao-lơ đã thực hiện cuộc hành trình ở khu vực Tiểu Á để dựng nên những hội thánh thế hệ thứ hai. Ông đã được hướng dẫn, được đồng thuận và được gửi đi từ hội thánh tại An-ti-ốt đến dân ngoại. Điều này hoàn toàn mới, chưa từng xảy ra. Hầu hết 12 môn đệ của Chúa đã không suy nghĩ về việc làm thế nào để thực hiện việc truyền bá phúc âm đến tất cả mọi người trên thế gian. Họ chỉ nghĩ đến việc chia sẻ cho những người Do thái. Vậy làm thế nào Phao-lơ có thể thành công trong việc truyền bá đến nhóm người mới này?
Paul was a purpose driven individual. He had clarity in all that he did. He spoke directly to the new believers/disciples as to what he wanted them to do and accomplish. He instructed Timothy on who to disciple, what to teach, and why he was teaching them -so they would teach others.
Phao-lơ là người sống theo mục đích. Ông có sự rõ ràng trong tất cả những gì ông làm. Ông nói một cách thẳng thắn đến những người mới tin/ môn đệ về những điều ông muốn họ làm và hoàn thành. Ông hướng dẫn Ti-mô-thê về những vấn đề như môn đệ hóa ai, dạy họ điều gì và tại sao phải dạy họ những điều đó – để sau này họ cũng sẽ đi giảng dạy cho những người khác.
His life experiences allowed him to see the Gentiles with compassion. He could easily translate those experiences into the challenge of engaging not only another culture, but also a different ethnic group. He had no problem sharing what needed to be said. For Paul, taking the Gospel to the Gentiles was not an added duty, it was the very essence of who he was.
Những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp ông có cái nhìn đồng cảm với dân ngoại. Ông có thể dễ dàng biến những trải nghiệm đó thành những thử thách dấn thân, hòa hợp mình không chỉ vào một nền văn hóa khác, mà còn một nhóm thiểu số khác biệt nào đó. Ông đã không gặp vấn đề gì trong việc truyền tải những điều cần chia sẻ. Đối với Phao-lô, mang Phúc âm đến dân ngoại không phải là một nhiệm vụ phụ nào đó được giao phó, đó là bản chất của con người ông.
Healthy relationships are never one-sided. Paul knew the value of cooperation when it came to working under church leadership or when it came to being the leader. Paul said he planted (churches), Apollos watered, and God gave the increase. Great mentors have a desire to learn as well as teach others. They also share with others in the excitement of the accomplishments.
Những mối quan hệ lành mạnh thì không bao giời xuất phát từ một chiều. Phao-lô biết được giá trị của việc tương hỗ khi nhắc tới việc làm nhiệm vụ dưới sự dẫn dắt của hội thánh và khi là một người dẫn dắt. Phao-lô nói rằng ông đã trồng (xây dựng hội thánh), A-pô-lô đã tưới, và Chúa đã làm cho lớn lên. Những người thầy xuất sắc luôn có một mong muốn được học hỏi cũng như dạy dỗ những người khác. Và họ cũng phấn khích trong việc chia sẻ những thành tựu đạt được.
Just as relationships have a beginning, they also have an end. The intent and purpose of mentorship is to develop the less experienced, new believers into maturity, and enable them to teach others. Just as Jesus developed the 12 to be out on their own, Paul discipled others to be on their own. To do this we must bring closure to the mentoring part of the relationship. We do this to enable those we are mentoring to have the freedom and confidence to mentor others..
Những mối quan hệ khi có một sự bắt đầu, nó cũng sẽ có một điểm kết thúc. Ý định và mục đích của việc dẫn dắt là để phát triển những người có ít kinh nghiệm hơn, những người mới tin trở nên vững mạnh và trưởng thành, và giúp họ dạy dỗ những người khác. Như cách Chúa Giê-xu đã làm với 12 môn đệ của Ngài nhằm phát triển họ theo cách riêng của mỗi người, Phao-lô cũng môn đệ hóa những người khác để phát triển từng người. Để làm điều này, thì trong mối quan hệ đó chúng ta phải tạo ra một sự gần gũi đến mức độ là hướng dẫn họ. Chúng ta thực hiện điều này để giúp những người mà chúng ta hướng dẫn có được sự tự do và tự tin để làm điều tương tự với người khác.
Having known several Bible school students in the past, it is obvious to me that the ones who have had personal and intentional mentorship have gained their knowledge, confidence, and wisdom quickly. It is also obvious to me that those who have been intentionally mentored: 1. speak with clarity,
2. have compassion,
3. cooperate with others, and
4. bring closure to the relationship when their student is ready.
Vì trước đây có quen biết với một vài sinh viên từ trường học Kinh thánh, tôi càng nhận thức rõ ràng hơn rằng những người nào hướng dẫn một cách gần gũi và toàn tâm thì sẽ nhận được kiến thức, sự tự tin và sự khôn ngoan một cách nhanh chóng. Và tôi cũng nhận ra rõ rằng những người được hướng dẫn tận tình:
1. Hiểu biết rõ ràng
2. Có đồng cảm
3. Tương hỗ với những người khác, và
4. Mang đến sự gần gũi trong mối quan hệ khi những học trò của họ đã sẵn sàng.
Paul shaped the future of Christianity by his dedication to these traits. Today, we have the same challenge that Timothy had. Our task is to practice these same traits of Paul as we intentionally involve ourselves with new disciples.
Phao-lơ đã định hình tương lai của Cơ đốc bằng sự tân tụy trong những đặc tính trên. Ngày nay, chúng ta cũng được đặt ra những thử thách mà Ti-mô-thê đã nhận. Nhiệm vụ của chúng ta là bày tỏ những đặc tính đó của Phao-lơ khi chúng ta dấn thân mình công việc môn đệ hóa.