POWER FOR SUCCESS

Making Disciples-The Same Way Jesus Christ Did: INTENTIONALLY
Môn Đồ Hóa – Theo Cùng Một Cách Mà Chúa Giê-xu Christ Đã Làm: MỘT CÁCH CÓ CHỦ ĐÍCH

Power for Success
Năng Quyền Để Thành Công

As a young person starting in ministry, my tendency was to be timid around the older men of the church. The apostle Paul was aware of this same tendency in the life of Timothy who allowed his youth to restrict his courage. Even in the more mature stage of life, it is easy to allow the cares of the world to blot out the joy of serving God. We need to guard against being content with the past, cynical with the present, and intimidated about the future. In 2 Timothy, Chapter 1, Paul challenged Timothy to rekindle the flame that God had first given him when he was set apart to serve God.

Là một người trẻ tuổi mới bước vào chức vụ, tôi thấy mình có khuynh hướng rụt rè trước những trưởng lão trong hội thánh. Sứ đồ Phao-lô cũng nhận thấy điều này trong đời sống của Ti-mô-thê, người đã để cho sự trẻ tuổi giới hạn sự dạn dĩ của mình. Ngay cả trong giai đoạn trưởng thành hơn trong đời sống, chúng ta cũng có thể dễ dàng để cho những mối bận tâm về thế gian làm phai mờ đi niềm vui của sự phục vụ Chúa. Chúng ta cần phải cảnh giác với việc mãn nguyện với quá khứ, hoài nghi với hiện tại, và lo sợ về tương lai. Trong 2 Ti-mô-thê, Chương 1, Phao-lô thách thức Ti-mô-thê nhen lại ngọn lửa mà Đức Chúa Trời đã ban cho khi ông được biệt riêng ra để phục vụ Chúa.


Our purpose as believers is to obey and serve the Lord through the gift(s) uniquely blessed to each of us when we became believers. Paul challenged Timothy to defend the Gospel and shepherd the believers. In this way the body of Christ would be built up to be effective in evangelism. In order to regularly exercise the gifts we have received, we must deny ourselves each day. This is difficult to do, and we may continue to desire to dream up our own plans without consulting God.

Mục đích của chúng ta trong cương vị tín hữu là vâng lời và phục vụ Chúa nhờ những ân tứ được ban cho mỗi người một cách độc nhất khi chúng ta tiếp nhận Chúa. Phao-lô thách thức Ti-mô-thê đứng về phía Phúc Âm và chăn giữ bầy mình. Bằng cách này, thân thể của Đấng Christ sẽ được gây dựng để trở hiệu quả trong công tác truyền giáo. Để thường xuyên thực hành các ân tứ đã được ban cho, chúng ta cần phải tự bỏ mình đi mỗi ngày. Điều này thật không dễ dàng, và có thể lắm chúng ta sẽ mong muốn làm theo kế hoạch riêng của chúng ta mà không cầu hỏi Chúa.

Paul went on to tell Timothy (vs.7) that God had already provided the resources for His work; “…a spirit of power; love and a sound mind…”If we become apprehensive about serving God, we can be sure it is because our focus is on ourselves, rather than using God’s resources.We may be tempted to be self-focused, even though we realize that as we serve God His way, our boldness and effectiveness will grow. It is a divine power that we already possess as believers, rather than something to be obtained. We just need to use what God has already given us, rather than wait around for more resources.

 Phao-lô tiếp tục nói với Ti-mô-thê (câu 7) rằng Đức Chúa Trời đã cung ứng các nguồn lực cho công tác của Ngài; “…tinh thần mạnh mẽ, tình yêu thương và sự tự chủ…” Nếu chúng ta e ngại trong việc phục vụ Chúa, chúng ta có thể chắc chắn rằng chúng ta đang tập chú vào bản thân hơn là sử dụng nguồn lực của Đức Chúa Trời. Chúng ta thường dễ bị cám dỗ để tập trung vào chính mình mặc dù chúng ta nhận thấy rằng khi chúng ta phục vụ Đức Chúa Trời theo cách của Ngài, chúng ta càng trở nên dạn dĩ và hiệu quả hơn. Quyền năng thiên thượng là điều mà chúng ta đã sở hữu với tư cách là những tín hữu, đó không phải là điều cần cố gắng để đạt được. Chúng ta cần phải sử dụng những gì Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta, hơn là chờ đợi để có thêm những nguồn lực khác.

As we recognize and use the resources of God, it will allow us to experience success in our discipleship efforts. This success comes with a God-given discipline, which will allow us to control our emotions. In our success, we will not become proud, and in our failures we will not become bitter or hopeless.We will have; the courage to approach people and request opportunities to mentor them, the desire to invite them into our circle of fellowship, and the will to continue to encourage and challenge them to disciple others.


Khi chúng ta nhận thấy và sử dụng các nguồn lực của Đức Chúa Trời, điều này sẽ cho phép chúng ta kinh nghiệm sự thành công trong nỗ lực môn đệ hóa của chúng ta. Sự thành công này đi kèm với một quy tắc được ban cho bởi Đức Chúa Trời, là điều sẽ giúp chúng ta kiểm soát được cảm xúc của mình. Trong sự thành công đó, chúng ta sẽ không trở nên kiêu căng, để khi vấp ngã, chúng ta sẽ không trở nên cay đắng hay tuyệt vọng. Chúng ta sẽ có: can đảm để đến với người khác và yêu cầu họ cho chúng ta cơ hội để cố vấn cho họ, ao ước để mời họ cùng thông công với chúng ta, và mong muốn để tiếp tục khích lệ và thách thức họ môn đệ những người khác.

What is the main thing that keeps us from this promised success? Could it be the potential that we will suffer because of the Gospel (vs. 8)? Suffering is an inevitable cost of godly living. When you live a godly and moral life in front of your family and those you minister to, you can expect persecution and some form of hostility. Paul was persecuted, but near the end of his life he was able to say that the tribulations he endured turned out for the greater progress of the Gospel. Actually, persecution gave him the courage to speak the word of God without fear. May it be the same for us!

Điều chính yếu nào ngăn trở chúng ta đến với sự thành công được hứa hẹn này? Có phải là những đau khổ mà chúng ta phải chịu vì Phúc Âm không (câu 8)? Chịu khổ là một cái giá phải trả của đời sống tin kính. Khi bạn sống một cuộc đời tin kính và đức độ trước gia đình bạn và những người bạn phục vụ, sự bắt bớ và một số chống đối có thể sẽ đến với bạn. Phao-lô bị bách hại, nhưng gần cuối cuộc đời, ông đã có thể nói rằng nỗi thống khổ mà ông chịu đã làm cho Phúc Âm được bùng nổ. Trên thực tế, chính sự bách hại đó đã làm cho ông can đảm để công bố lời Đức Chúa Trời mà không hề sợ hãi. Mong rằng điều này cũng đúng đối với chúng ta!

The key to living a life of power, love, and discipline is to serve God now with what you already know to do, and depend upon Him daily for the future. In this way we will no longer be timid, and the flame that burns within us to evangelize will always be burning brightly. Then we can proclaim that suffering for Christ is more of a privilege than a sacrifice.


Chìa khóa để sống một đời sống quyền năng, yêu thương, và kỉ luật là phục vụ Chúa ngay bây giờ với những gì chúng ta biết là mình cần phải làm, và hướng đến tương lai bằng cách lệ thuộc vào Chúa mỗi ngày. Và như vậy, chúng ta sẽ không còn sợ hãi, ngọn lửa đang cháy trong chúng ta cho công tác truyền giáo sẽ luôn bừng sáng. Để rồi chúng ta có thể tuyên bố rằng chịu khổ vì Đấng Christ là một vinh dự chứ không chỉ là một sự hy sinh.