Accountability or Disciple Making

  Accountability or Disciple Making

Trách nhiệm hay môn đệ hóa

You have heard me talk about accountability so many times that I feel like I may have over emphasized its importance. Despite the fact that there are no Biblical examples of accountability partners, this practice has helped many. It’s a way for people to spur one another on toward the disciple making process, to confess sin, and to pray for one another. It demands honest vulnerability and commitment to one another. All wonderful things! In these ways accountability is similar to discipleship, but in other ways an accountability partner is very different from disciple making.

Các bạn đã nghe tôi nói về tính trách nhiệm nhiều lần đến nỗi tôi cảm thấy mình có thể đã nhấn mạnh quá mức tầm quan trọng của nó. Mặc dù thực tế là không có ví dụ trong Kinh Thánh nào về các đồng sự trách nhiệm, nhưng thực tế cho thấy việc này đã giúp được nhiều người. Đó là một cách để mọi người thúc đẩy nhau tiến tới quá trình làm môn đệ hóa, thú nhận tội lỗi và cầu nguyện cho nhau. Nó đòi hỏi tính trung thực trong những điểm còn yếu kém và sự cam kết với nhau. Thật tuyệt vời! Theo cách này, trách nhiệm với nhau sẽ tương đồng môn đệ hóa, nhưng theo những cách khác, một đồng sự trách nhiệm rất khác với việc tạo dựng môn đệ.

First, disciple making is focused on becoming, but accountability is focused on behaving. Scripture shows us that disciple making is always focused on becoming a disciple maker. In order to accomplish that, the disciple maker must understand the needs of each disciple, so they can help then reach their potential. In an accountability relationship, the focus is on behavior.

Đầu tiên, môn đệ hóa được tập trung vào việc chuyển hóa, nhưng tính có trách nhiệm được tập trung vào cách hành xử. Kinh Thánh cho chúng ta thấy việc tạo dựng môn đệ luôn tập trung vào việc giúp họ trở thành người làm môn đệ hóa sau này. Để thực hiện điều đó, người làm môn đệ hóa phải hiểu mỗi môn đệ cần gì để họ có thể đến được đích. Còn trong một mối quan hệ trách nhiệm, trọng tâm nằm ở cách hành xử.

Second, in disciple making the discipler leads, but in accountability no one leads. Since the discipler is farther along in their faith journey, the discipler helps lead the person(s) being discipled, by teaching, by obedience to what is taught, and by setting vision. In accountability, each person sets goals by and for themselves. Vision encourages one to live a life of fulfilling what God is leading you to become, however goals can be so specific they hinder you from realizing the God given potential you possess.

Thứ hai, trong môn đệ hóa, người tạo dựng môn đệ dẫn dắt, nhưng trong mối quan hệ trách nhiệm thì không ai đứng đầu. Vì người làm môn đệ hóa đã có kinh nghiệm hơn trong hành trình đức tin, giúp dẫn dắt những môn đệ, bằng sự dạy dỗ, bằng cách tuân theo những gì được dạy và bằng cách thiết lập tầm nhìn. Trong mối quan hệ trách nhiệm, mỗi người tự đặt mục tiêu cho chính họ. Tầm nhìn khuyến khích người ta sống một cuộc đời để hoàn thành những gì Chúa đang dẫn dắt bạn trở thành, tuy nhiên các mục tiêu có thể rất cụ thể, lại là thứ cản trở bạn nhận ra những tiềm năng mà Chúa ban cho bạn sở hữu.

Finally, disciple making must have a measurable Kingdom outcome, but accountability may not. The fruit of a disciple is another disciple. Multiplication happens when we submit our plans to God’s plan for our life. An accountability relationship may or may not be focused on God’s plans. In fact, even a Christian’s goals can be self-focused. Accountability is both valuable and important. A disciple making relationship without accountability will fail. However, accountability on its own won’t result in generations of disciples.

Cuối cùng, việc môn đệ hóa phải hướng về việc xây dựng Vương quốc của Chúa, nhưng trách nhiệm có thể không. Thành quả của một môn đệ là một môn đệ khác. Phép nhân cấp xảy ra khi chúng ta hạ kế hoạch cuộc đời của mình trước kế hoạch của Chúa định ra. Tuy nhiên, mối quan hệ trách nhiệm có hoặc không thể tập trung vào các kế hoạch của Chúa. Trên thực tế, ngay cả mục tiêu của một Cơ đốc nhân cũng có thể chỉ mang tính cá nhân. Tôi nghĩ trách nhiệm là vừa có giá trị và vừa quan trọng. Trong thực tế, một mối quan hệ tạo dựng môn đệ mà không có trách nhiệm cũng sẽ thất bại. Tuy nhiên, tính trách nhiệm, về bản thân riêng nó, không tự sinh ra được những thế hệ môn đệ.

The differences between the two aren’t minor. If you want to make multiplying disciples (a disciple who makes more disciples and leads others to make disciples), choose to become a disciple maker. After all, Jesus’ way of making disciples is the perfect way, and He discipled! So choose disciple making, it is more than accountability, more than mentoring, more than just coaching and more than shepherding. It is the Master’s Plan; the very strategy “to seek and save the lost!”

Sự khác biệt giữa hai khái niệm trên không hề nhỏ. Nếu bạn muốn tạo ra nhiều môn đệ (một môn đệ tạo dựng nhiều môn đệ hơn và dẫn dắt người khác làm môn đệ hóa), hãy chọn trở thành người tạo dựng môn đệ. Xét cho cùng, cách Chúa Giê-xu tạo dựng môn đệ là cách hoàn hảo, và Ngài đã truyền dạy được cách thức đó! Vì vậy, hãy làm môn đệ hóa, nó không chỉ là trách nhiệm, mà còn hơn việc cố vấn, hơn việc chỉ huấn luyện và hơn việc chăm nom. Đó là Kế hoạch tổng thể; một chiến lược "để tìm và cứu kẻ lạc mất!"