Character Builds the Kingdom
Making Disciples-The Same Way Jesus Christ Did: INTENTIONALLY
Môn Đồ Hóa – Theo Cùng Một Cách Mà Chúa Giê-xu Christ Đã Làm: MỘT CÁCH CÓ CHỦ ĐÍCH
Character Builds the Kingdom
Phẩm Chất Xây Dựng Vương Quốc
In order to bear fruit, we must abide with Christ. Intimacy with Christ begins at abiding, but it still requires action and wise choices to live in righteousness. There is a mysterious relationship between intimacy with God and taking personal responsibility to live for Christ. Becoming the right kind of person with the right kind of values will result in a life of truth and goodness.
Để sanh bông trái, chúng ta phải ở trong Đấng Christ. Sự mật thiết với Đấng Christ bắt đầu từ sự ở trong, nhưng nó vẫn đòi hỏi hành động và những lựa chọn khôn ngoan để sống trong sự công bình. Có một mối quan hệ mầu nhiệm giữa sự mật thiết với Đức Chúa Trời và việc nhận trách nhiệm cá nhân để sống cho Đấng Christ. Việc trở nên mẫu người chuẩn mực với giá trị chuẩn mực sẽ đưa đến một đời sống chân thật và tốt đẹp.
Last month I wrote about the four sins that keep us from growing and maturing as a believer. Satan will use these four sins to discourage you from recruiting individuals to disciple.Those four sins are; envy, foolishness, greed, and self-reliance.
Tháng trước tôi đã viết về bốn tội lỗi khiến chúng ta không phát triển và trưởng thành như một tín hữu bình thường. Sa-tan sẽ sử dụng bốn tội lỗi này để ngăn trở bạn tiếp nhận các cá nhân để môn đồ hóa. Bốn tội lỗi đó là; ghen tị, ngu dại, tham lam, và dựa vào sức riêng.
I believe I have found the perfect example of a person who overcame the pressure to engage in these four self-destructive ways of living. Surprisingly enough, my illustration comes from the Old Testament. It is the story Jonathan. In the face of extreme pressure from the King (his father) and the culture, Jonathan was able to live the life of a transformed person and not succumb to the ways of his father, King Saul. His life is a true demonstration of a person living the life of character transformation rather than attempting moral reform. All of the references below come from I Samuel.
Tôi tin rằng tôi đã tìm thấy các tấm gương hoàn hảo của một người đã vượt qua áp lực mà khiến vướng vào bốn con đường tự hủy hoại đời sống. Điều đáng ngạc nhiên là, minh họa của tôi ở trong Cựu Ước. Đó là câu chuyện của Giô-na-than. Dẫu đối mặt với rất nhiều áp lực từ vua (cha) và nền văn hóa, Giô-na-than vẫn có thể sống đời sống của một người được biến đổi và không đi theo vết xe đổ của cha mình, vua Sau-lơ. Đời sống của ông là một sự thể hiện chính xác của một con người sống đời sống của sự biến đổi tâm tánh hơn là sự cố gắng cải cách đạo đức. Tất cả tài liệu tham khảo dưới đây đều nằm trong sách I Sa-mu ên.
Self-reliance - In Chapter 14, Jonathan (fresh from defeating the Philistines at Geba) devised a plan with his armor bearer to rout the Philistines. But, he had predetermined that the plan would only succeed if God was in it. Jonathan displayed great reliance on God in making this decision, even though this incident was at a point in his life of huge confidence. I feel sure Jonathan faced great temptation to depend upon himself and what he had already accomplished in previous battles.
Dựa vào sức riêng - Chương 14, Giô-na-than (được nghỉ ngơi sau khi đánh bại dân Phi-tại ở Ghê-ba) đã nảy ra một kế hoạch cùng với người vác binh khí của mình để đánh tan dân Phi-li-tin. Tuy nhiên, ông đã xác định trước rằng kế hoạch này sẽ chỉ thành công nếu có Đức Chúa Trời ở cùng. Giô-na-than đã bày tỏ một sự nương nhờ rất lớn nơi Đức Chúa Trời trong việc đưa ra quyết định này, mặc dù sự việc này diễn ra trong lúc ông rất bản lĩnh. Tôi cảm thấy chắc rằng Giô-na-than đã phải đối mặt với sự cám dỗ lớn lắm để nhờ cậy sức riêng và những gì ông đã làm được trong trận chiến trước đó.
Greed - Secondly, in chapter 18, he gave his (1) robe (signifying royalty), (2) his tunic, (3) his weapons and his (4) belt to David. Once a soldier gets used to his equipment, it is not only risky to not have it, but it is also difficult to get used to using new weapons. By giving all of this to David, he not only gave up his equipment, but he also symbolized giving up his claim to be the future King of Israel.
Sự tham lam - Thứ hai, trong chương 18, ông đã tặng cho Đa-vít (1) chiếc áo khoác (dấu hiệu của hoàng tộc), (2) áo dài, (3) vũ khí và (4) thắt lưng. Một khi một người lính đã quen với binh khí của mình, thì việc không có nó không chỉ là rất mạo hiểm, mà còn là khó khăn để có thể làm quen với những binh khí mới. Với hành động trao tất cả những thứ này cho Đa-vít, ông không chỉ cho đi những vật dụng của mình, ông còn thể hiện một ý muốn từ bỏ quyền trở thành vị vua tương lai của Y-sơ-ra-ên.
Foolishness - Great wisdom was displayed by Jonathan in Chapter 19 when he devised a meeting between himself and his father to determine if his father really intended to kill David. Most young men would have been too intimidated to approach their father in order to get to a difficult truth.
Ngu dại – Một sự khôn ngoan đáng nể được Giô-na-than thể hiện ra trong Chương 19 khi ông đã nghĩ ra một cuộc gặp giữa ông và cha mình để xác định xem cha mình thực sự có ý định giết Đa-vít hay không. Hầu hết những người trai trẻ thường sẽ rất sợ hãi khi đến với cha mình để hỏi về một sự thật khó nói nào đó.
Envy - The biggest test of character yet for Jonathan was in chapter 23. Jonathan secretly went to talk to David (at a time when Saul was hunting him down to kill him) and at this encounter, Jonathan encouraged David, told him that one day David would be the king, and that he (Jonathan) would be second to David.
Ghen tị - Thử nghiệm lớn nhất về tâm tánh cho Giô-na-than là ở trong chương 23. Giô-na-than đã bí mật đến nói chuyện với Đa-vít (trong lúc mà Sau-lơ đang săn lùng để giết Đa-vít) và tại cuộc gặp gỡ này, Giô-na-than đã khích lệ Đa-vít, nói với ông rằng một ngày kia Đa-vít sẽ làm vua, và rằng ông (Giô-na-than) sẽ là người thứ hai, đứng sau Đa-vít.
As Jonathan was giving up any hope of his own personal kingdom, his character was reflecting a Kingdom mindset; a way of living that leads others to the life and character of Jesus Christ. Once your disciple sees this same mindset in you, then their devotion will also turn to Jesus.
Khi Giô-na-than từ bỏ mọi tham vọng cá nhân về ngai vàng, tâm tánh của ông đã phản ánh một tâm trí chú vào Vương Quốc Thiên Đàng; một lối sống dẫn đưa người khác đến với đời sống và phẩm chất của Chúa Giê-su Christ. Khi môn đệ của bạn nhìn thấy cùng một suy nghĩ này trong bạn, sự tận hiến của họ cũng sẽ hướng về Chúa Giê-su.