DISCIPLESHIP: Getting the Vision

Making Disciples-The Same Way Jesus Christ Did: INTENTIONALLY

Môn Đồ Hóa – Theo Cùng Một Cách Mà Chúa Giê-xu Christ Đã Làm: MỘT CÁCH CÓ CHỦ ĐÍCH

DISCIPLESHIP: Getting the Vision

MÔN ĐỒ HÓA: Nhận ra tầm nhìn

 

The vision for discipleship is for those who have been discipled to teach the faithful who will in turn teach others. The best way I know of to get excited about discipleship is to see the result of someone who has been discipled. A great Biblical example of this is found in Acts 18:23-28.  This illustration also teaches the basic concept of who we are to select; someone who:

a.      Is devoted

b.      Is willing

c.       Desires to disciple others

 

Tầm nhìn cho việc môn đồ hóa là cho những ai đã được môn đồ hóa sẽ truyền dạy lại cho những người trung tín mà sau này chính họ lại trở thành những người đi truyền dạy người khác. Cách tốt nhất mà tôi biết để có được hào hứng trong việc môn đồ hóa là là thấy được hoa trái từ người được ta dạy dỗ. Một ví dụ tuyệt vời trong Kinh thánh được tìm thấy trong Công vụ 18:23-28. Câu chuyện này dạy cho chúng ta biết khái niệm căn bản về ai chúng ta nên lựa chọn để môn đồ hóa; đó là người:

a.      Tận tâm

b.      Sẵn lòng

c.       Khao khát môn đồ hóa người khác.

 

Paul made a very difficult and long journey to the cities where he had encountered many hardships and witnessed numerous miracles. As an evangelist to this area previously, Paul is now intentionally setting aside the time it takes to make a return trip to these areas. His vision for multiplying the churches is to ensure that those who had become believers were now being discipled by a mature believer and strengthened in their faith in Jesus. It is on this trip we learn about an individual who is in transition, because of his faith.

 

Phao-lô đã thực hiện một cuộc hành trình dài và gian khó đến những thành phố mà ông đã gặp những khó khăn và chứng kiến những phép màu trước đây. Là một nhà truyền giáo đã từng đến nơi này, Phao-lô bây giờ chủ đích dành ra thời gian để thực hiện một chuyến quay trở lại. Khải tượng của ông cho việc nhân cấp hội thánh là bảo đảm rằng những người đã tin Chúa sẽ được môn đồ hóa bởi những môn đồ lâu năm and được truyền thêm sức mạnh trong đức tin của họ về Chúa Giê-xu. Và tiếp theo đây, ta sẽ được biết về một con người đang trên đường trở nên mạnh mẽ hơn bởi chính đức tin của mình.

 

Apollos, a Jew from Alexandria of Egypt, was now living in the great educational and economic center of that part of the world, the city of Ephesus. He was displaying great courage in his knowledge of God, even though he grew up outside Israel. But his knowledge was limited because he knew only about the baptism of John (John the Baptist). He knew about repentance but knew nothing about the Pentecost (Holy Spirit).

 

A-pô-lô, một người Do thái vùng A-léc-xan-ria của Ai Cập, bấy giờ đang sống ở một trung

tâm kinh tế và giáo dục tuyệt vời trên thế giới, vùng Ê-phê-sô. Ông đã cho thấy được tính dạn dĩ trong kiến thức của mình về Chúa, mặc dù ông lớn lên ở vùng ngoại bang I-sơ-ra-ên. Nhưng kiến thức ấy bị hạn chế vì ông chỉ biết đến phép báp-tem của Giăng ( Giăng báp-tít). Ông biết về sự ăn năn nhưng không biết gì về tinh thần ngày Ngũ tuần (Đức Thánh linh).

 

Priscilla and Aquila had heard about Apollos. They knew him to be a person who declared God with much passion and enthusiasm. Because of his devotion to God, they took him aside to privately disciple him and explain the way of God more completely. They did not condemn him as being in error, they just simply saw him as incomplete in his Gospel story.

 

Pơ-rít-xi-la và A-qui-la đã nghe về A-pô-lô. Họ biết ông là người công bố Đức Chúa trời với một lòng nhiệt huyết và đam mê. Vì sự tận tâm của A-pô-lô với Chúa, họ nhận ông làm môn đồ riêng của mình và giải thích con đường của Chúa một cách đầy đủ hơn. Họ không lên án ông vì đã làm sai, họ đơn giản chỉ coi ông là người chưa hiểu trọn vẹn trong câu chuyện Phúc âm mà ông rao truyền.

 

The decision of Apollos to allow himself to be mentored by this husband and wife team (Aquila and Priscilla) showed great humility. Aquila and Priscilla were tentmakers; not scholars or even a preacher like Apollos. Apollos is now displaying a great willingness to be fully informed so that he can teach others with accuracy. Once this teaching is complete, he will be ready to teach and train others accurately concerning the truth of the Messiah. In this way, he could reproduce himself in the lives of others in such a way that those he discipled could accurately reproduce themselves in others.

 

Quyết định của A-pô-lô khi đặt để mình được dẫn dắt của cặp vợ chồng này (A-qui-la và Pơ-rít-xi-la) cho thấy được một sự khiêm nhường tuyệt vời. A-qui-la và Pơ-rít-xi-la là những người đưa ra thử thách; chứ không phải là học giả hay thậm chí là người truyền dạy Kinh thánh như A-pô-lô. A-pô-lô đang cho thấy được một lòng sẵn sàng để được giáo huấn đầy đủ để sau này có thể dạy lại cho những người khác một cách chính xác. Một khi việc dạy dỗ này hoàn thành, ông sẽ sẵn sàng để dạy dỗ và đào tạo những người khác một cách đúng đắn về lẽ thật của đấng Mê-si. Theo cách này, ông có thể nhân cấp bản thân mình trong đời sống của nhiều người khác theo đúng cách mà chính những người được ông môn đồ hóa sẽ cũng làm điều tương tự với người khác.

 

When Apollos wanted to go to Achaia, the brothers in Ephesus found it very natural to encourage him to do so. The results of the training of Apollos indicated that he desired to show many others that the Christ was Jesus (verse 28).

 

Khi A-pô-lô muốn đi đến vùng A-chai, những anh em ở Ê-phê-sô đều cảm thấy thuận lòng khuyến khích ông. Kết quả của việc đào tạo từ A-pô-lô chỉ ra rằng ông khao khát được cho người khác biết rằng Chúa Giê-xu là Đấng Christ được chọn (câu 28).

 

The fruit of Apollos being discipled was what he learned and what he did with that knowledge. This intentional effort by Pricilla and Aquila was bearing fruit in the lives of those that Apollos influenced. Knowing that our efforts to disciple others will be multiplied in future generations, we should all catch the vision of disciple-making.

Hoa trái từ việc A-pô-lô được môn đồ hóa là việc ông đã học được và làm được với những kiến thức đó. Nỗ lực mong mỏi của Pơ-rít-xi-la và A-qui-la là tạo hoa trái trong đời sống của những người mà A-pô-lô sẽ gây ảnh hưởng. Khi biết được những nỗ lực của chúng ta trong việc môn đồ hóa những người khác sẽ được nhân rộng trong những thế hệ sau, chúng ta nên nắm được tầm nhìn của việc môn đồ hóa này.